Table of Contents
1. Process Model
Process model là biểu đồ dùng để thể hiện thứ tự tuần tự thực hiện các công việc trong chuỗi công việc để đạt được 1 mục đích nào đó (Theo BABOK). Ở đây, Flowchart, BPMN, Activity Diagram, Workflow đều được gọi là Process Model (ngoại trừ State Diagram). Điểm khác giữa các process model này là ở notation được sử dụng trong từng loại diagram.
-
Nếu như Process Model thể hiện cho luồng vận hành thì nó sẽ định nghĩa các công việc cần thực hiện giữa các phòng ban bộ phận trong công ty và tổ chức đó.
-
Nếu Process Model thể hiện cho luồng chức năng hệ thống thì nó thể hiện tuần tự các task cần thực hiện trong 1 chức năng nào đó của phần mềm.
-
Nếu Process Model thể hiện cho 1 function của code thì đó chính là thứ tự các lệnh trong function đó.
Do đó, mục đích đơn giản của process model là để thể hiện thứ tự tuần tự thực hiện các công việc, hành động, câu lệnh cho từng mục đích mà người dùng muốn thể hiện.
Còn cụ thể Flowchart, BPMN, Activity Diagram thì bản chất nó khác nhau ở các notation thể hiện, BPMN nó mạnh hơn vì nó có rất nhiều notation mà các loại diagram khác không có để thể hiện. Tuy nhiên nếu sử dụng nó thì bắt buộc công ty phải đào tạo cho nhân viên nắm rõ từng notation ý nghĩa là gì, còn Flowchart hay Activity Diagram thì notation đơn giản hơn nên không cần giải thích nhiều mọi người cũng sẽ hiểu.
Các bạn có thể quan sát ảnh mình đính kèm để hiểu được là 3 loại mình nêu ở trên nó chỉ khác nhau ở notation thôi nhé.
Với BA thì chúng ta thường sử dụng Process Model cho 2 mục đích:
-
Mô tả quy trình vận hành: Tập trung luồng vận hành giữa các phòng ban bộ phận nên mỗi lane sẽ là 1 role hoặc có thể có thêm Hệ thống liên quan (nhưng không chia nhỏ các component trong phần Hệ thống).
-
Mô tả quy trình của 1 chức năng/Usecase: Chỉ được phép có tối đa 1 lane là end user, các land khác là các thành phần của hệ thống.
2. State Diagram
Với State Diagram thì nó thể hiện luồng chuyển đổi trạng thái của 1 thực thể, hay nói cách khác vòng đời của 1 thực thể. Ví dụ như biểu đồ trạng thái thẻ ATM mà mình đính kèm, nó thể hiện từ lúc thẻ phát hành cho KH, tới lúc thẻ khóa vĩnh viễn và không sử dụng được nữa. Bạn có thể tham khảo biểu đồ trạng thái bên dưới.
3. Phân biệt giữa Flowchart và BPMN
Flowchart không có quy tắc thống nhất như BPMN
Flowchart là một sơ đồ mô tả một quy trình, một hệ thống hoặc một thuật toán máy tính. Những loại biểu đồ này không có các quy tắc và biểu tượng thống nhất. Một số biểu tượng được sử dụng thường xuyên, nhưng người vẽ có thể tùy chọn sử dụng các loại khác theo cách mà họ thấy nó hợp lý và phù hợp với quy trình.
Cách để vẽ BPMN giống như cách bạn tạo ra Flowchart, nhưng điều khác biệt là BPMN có những thành phần và ký hiệu chuyên dụng riêng của nó.
BPMN có những quy tắc thống nhất và chúng là nền tảng để mô hình hóa các quy trình kinh doanh. Nhờ có BPMN mà bạn có thể mô hình hóa các quy trình kinh doanh phức tạp, chẳng hạn như mô hình nhờ vào việc sử dụng các loại ký hiệu Exception, Decision và Events.
Vì BPMN có nhiều ký hiệu và quy chuẩn mà Flowchart không có nên nó dễ dàng để thể hiện những quy trình phức tạp trong công ty. Tuy nhiên khi sử dụng thì nhân viên bắt buộc phải được đào tạo để biết ý nghĩa của từng ký hiệu, nếu không thì rất khó để hiểu và nắm bắt.
Còn Flowchart thì không cần giải thích thì mọi người cũng sẽ dễ dàng hiểu được.
4. Activity Diagram
Sưu tầm